-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lâu nay chúng ta vẫn thường nghe và biết đến đo trắc địa, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đo trắc địa là gì? Đo trắc địa cần những thiết bị gì? Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng cùng tìm hiểu rõ hơn về hoạt động này nhé! Đo trắc địa là gì? Cần những loại máy gì? Đo trắc địa là gì? Những loại thiết bị đo trắc địa cơ bản Mua máy đo trắc địa ở đâu tốt? Đo trắc địa là gì? Đo trắc địa hay còn được gọi bằng nhiều tên khác như trắc đạc, trắc địa, đo đạc... là một ngành khoa học đo đạc và xử lý các số liệu đo đạc vị trí tọa độ và độ cao, hình dạng, kích thước, phương hướng của địa hình, địa vật nằm trên bề mặt Trái Đất nhằm mục đích để vẽ lên mặt phẳng giấy. Trắc địa là ngành có từ lâu đời tại các nước châu Âu, sản phẩm của ngành có đóng góp quan trọng và liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực của xã hội đặc biệt trong hoạt động lập bản đồ địa hình quốc gia, nghiên cứu và quy hoạch, thiết kế, thi công các công trình, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý rừng, quản lý biến đổi khí hậu, quản lý giao thông, điện lực, viễn thông, thủy lợi... Các hoạt động đo trắc địa chủ yếu xoay quanh các chuyên ngành như: Trắc địa bản đồ. Trắc địa công trình. Trắc địa mỏ. Trắc địa cao cấp. Viễn thám. Trắc địa ảnh. Định vị vệ tinh GPS. Trắc địa biển. Hệ thống thông tin địa lý. Trong các ngành trên thì trắc địa công trình, trắc địa bản đồ là ngành chúng ta quen thuộc và dễ bắt gặp nhất trong cuộc sống hằng ngày. Để việc đo trắc địa diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, chính xác thì không thể thiếu được những loại dụng cụ, thiết bị đo trắc địa chuyên dụng. Vậy những loại thiết bị đo trắc địa cơ bản có những gì? Chúng ta sẽ cùng tiếp tục tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé! Những loại thiết bị đo trắc địa cơ bản Những loại dụng cụ đo lường kỹ thuật dùng cho công tác đo trắc địa rất đa dạng, tùy theo những chuyên ngành trắc địa riêng mà người ta có những loại máy chuyên biệt phu hợp với yêu cầu cũng như đặc thù của ngành đó. Tuy nhiên, vẫn có một số loại máy cơ bản nhất dùng được cho nhiều ngành khác nhau, nó bao gồm: Thước lăn đo đường: Thước lăn đo đường (hay còn gọi là bánh xe đo đường) là một trong những dụng cụ đo lường kỹ thuật hoạt động theo nguyên lý đơn giản bằng cách cho bánh xe chạy trên khoảng cách cần đo. Từ đó người dùng dễ dàng đo được khoảng cách của đoạn đường từ số liệu ghi trên thiết bị trong suốt quãng đường mà bánh xe di chuyển. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thiết bị hữu ích này trong bài viết: "Vì sao nên sử dụng thước đẩy bánh xe để đo khoảng cách, chiều dài đường?" Máy kinh vĩ: Dụng cụ đo lượng dùng để đo góc ngang và góc mặt của không gian, đo khoảng cách độ cao trong công tác trắc địa, chủ yếu thường dùng trong ngành xây dựng để hỗ trợ xây dựng nhanh và chính xác. Máy toàn đạc điện tử: Máy toàn đạc điện tử là thiết bị quang học điện tử có tích hợp khối đo xa được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực đo đạc khảo sát địa hình và các công tác trắc địa trên công trình xây dựng Máy cân mực Laser: Máy cân mực còn có những tên gọi khác như máy quét tia Laser, máy cân bằng Laser, máy cân mực Laser, máy bắn tia Laser, máy thủy bình Laser, máy bắn cốt Laser... Đây là thiết bị sử dụng các chùm tia Laser chiếu theo các phương ngang, dọc vuông góc với nhau để xác định các điểm cân bằng, đường thẳng, đường ngang vuông góc với kết quả chính xác nhất.
Công tác trắc địa (hay còn gọi là trắc đạc) là một trong những giai đoạn quan trọng trong toàn bộ quá trình xây dựng công trình. Có thể nói “Công tác trắc địa quyết định trực tiếp đến tính chính xác của công tác thi công xây dựng do đó hai quá trình này có mối quan hệ mật thiết với nhau”. Để cho công trình đạc tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng sẽ đòi hỏi người làm trắc địa cân nhắc một vấn đề là “công trình hay dự án này cần độ chính xác bao nhiêu là đủ đáp ứng yêu cầu?”. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc về những yếu tố cần lưu ý của công tác trắc địa trong xây dựng công trình.. Những yếu tố lưu ý của trắc đạc trong xây dựng bao gồm: 1. Dung sai trong xây dựng Dung sai là một khái niệm dùng để nói đến sự chênh lệch/biến động trong giới hạn cho phép giữa kích thước thiết kế với kích thước thi công thực tế. Bởi vì thông thường kích thước thực tế thường sai khác với kích thước thiết kế. Tùy thuộc vào loại hình công trình nhất định mà có những chỉ số dung sai khác nhau, cán bộ tiến hànhcông tác trắc địa cho công trình phải nắm được những tiêu chuẩn này để thực hiện công việc hiệu quả hơn. Theo tính chất của sai số này, giá trị tuyệt đối của dung sai không bao giờ vượt quá một giới hạn cho trước. Vì vậy, cho dù ngoài hiện trường kích thước của công trình xây dựng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thước thiết kế nhưng không bao giờ vượt quá một giới hạn cho trước. 2. Ước tính độ chính xác của công tác trắc đạc Hầu hết công tác trắc đạc có mặt ở tất cả các công trình xây dựng, ngay từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thành. Bởi mức độ quan trọng và sự hỗ trợ vô cùng đắc lực mà công tác đo đạc trắc địa mang lại cho công tác thi công cho nên được xem như công việc gần như không thể thiếu trong xây dựng Tuy nhiên, cũng chính mối liên kết chặt chẽ này cũng kèm theo những hệ lụy nguy hiểm như : nếu công tác trắc đạc tiến hành sai sẽ dẫn đến công tác thi công sau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình thậm chí có thể gây sập đổ trong quá trình thi công gây tổn thất đến cả chi phí đầu tư và thậm chí cả tính mạng con người. Khi tiến hành trắc địa công trình xây dựng cán bộ trắc địa cần lưu ý rằng mỗi công trình xây dựng đều có một sai số riêng. Trong quá trình xây dựng, để đảm bảo công trình được xây dựng đúng vị trí và đúng kích thước hình học chúng ta thường xuyên phải tiến hành đo đạc kiểm tra để giảm mức sai số tới mức thấp nhất có thể. 3. Yếu tố con người và máy móc trong trắc đạc Để đảm bảo công tác trắc địa chính xác và hiệu quả, thì kỹ sư trắc địa phải là người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành hoặc lĩnh vực liên quan, am hiểu về tính chất của đất, biết cách vận hành các loại máy móc đo đạc chuyên dụng thuần thục. Ngoài ra, thiết bị đo đạc trắc đạc phải đảm bảo chất lượng, có độ chính xác cao, có khả năng tương tác dễ dàng, hiệu quả công việc cao. Nếu đáp ứng được 2 yếu tố nêu trên thì công tác trắc địa sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Để tham khảo dịch vụ đo đạc hay tìm hiểu thêm kiến thức về lĩnh vực trắc đạc – quan trắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết hơn.
Đo đạc địa chính chủ yếu là xác định chính xác diện tích của các lô/thửa đất sau đó thể hiện chính xác lên bản đồ nhằm phục vụ công tác cấp giấy đỏ (giấy chứng nhận chủ quyền đất) cũng như phục vụ nhu cầu mua bán, thu thuế sử dụng đất, thuế chuyển nhượng, thuế chuyển mục đích sử dụng... Chính vì vậy mà bất kỳ thửa đất nào muốn hợp thức hóa cũng cần phải đo đạc để xác định chính xác vị trí cũng như diện tích của chúng. Hiện nay công tác đo đạc được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền tại phường, quận, thành phố và là công tác bắt buộc đối với công tác cấp giấy đỏ cho đất đai. Đo đạc địa chính cần dụng cụ gì? Công tác đo đạc địa chính hiện nay tương đối dễ và nhanh chóng, các kỹ sư chỉ cần sử dụng máy toàn đạc điện tử để xác định vị trí và tính diện tích chính xác của thửa đất sau đó xuất ra máy tính, dùng số liệu đã đo được vẽ lên tờ bản đồ là hoàn tất. Ngoài ra tùy theo điều kiện địa hình của thửa đất mà máy móc dùng để đo đạc cũng có sự thay đổi nhằm đảm bảo tính chính xác cho công tác đo đạc sau đó. Vì vậy nếu bạn đang cần hợp thức hóa thửa đất của mình hãy nhờ đến các kỹ sư tại phòng Tài nguyên môi trường (hay các công ty có chức năng đo đạc địa chính) để đo đạc và xác định vị trí một cách nhanh chóng nhất. Ngoài ra để công tác đo đạc chính xác, nhanh chóng ngoài kỹ thuật đo đạc cần phải có thiết bị đo đạc chất lượng cao, hỗ trợ đo đạc chính xác do đó các kỹ sư đo đạc cần trang bị thiết bị thiết bị hiện đại của những thương hiệu uy tín để đảm bảo công tác đo đạc diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi.